Để tránh phải vứt bỏ thức ăn bạn hãy học hỏi những cách dưới đây ngay hôm nay nhé.
Tận dụng phần ngọn và phần vỏ
Bạn nên tận dụng tối đa thực phẩm để lãng phí. Nguồn Internet
Nấu ăn chống lãng phí có nghĩa là tiêu thụ tất cả mọi thứ, kể cả phần ngọn và phần vỏ. Nhưng để làm được điều đó, bạn phải tuân theo một số quy tắc. Trước tiến là hãy nấu chín phần ngọn hay phần vỏ (cà rốt, của cải,..), vì khi tách ra khỏi rau, củ thì chúng trở nên rất nhanh hỏng. Chúng có thể được sử dụng để làm súp hay thậm chí là cho thêm vào bánh. Phần vỏ có thể được tái chế thành nước dùng và nếu không có thời gian để nấu ngay lập tức thì hãy cấp đông chúng.
Thử thách làm sạch tủ lạnh
Lời khuyên của các chuyên gia chống lãng phí nhà bếp là hãy dành ra vài tuần chỉ để chế biến tất cả những thứ bạn có trong tủ lạnh/ tủ đông mà không mua thêm bất cứ thứ gì. Thử thách này sẽ cho phép bạn không còn vứt bỏ những gì bạn giữ trong nhiều tháng và cuối cùng lại phải vứt bỏ.
Sử dụng rau củ quả đông lạnh
Nếu không có thời gian mua sắm hằng ngày, bạn nên mua với số lượng nhiều. Khi cần dùng chỉ việc lấy ra rã đông, cho vào nấu. Chẳng bạn như món salad mì ống này được chế biến rất nhanh bằng rau củ đông lạnh.
Sử dụng tủ đông
Thức ăn thừa, bạn cho vào túi zip và tống vào ngăn đông tủ lạnh. Khi nào cần sử dụng chỉ việc lôi ra rã đông, hâm nóng lại.
Sáng tạo với những thực phẩm có sẵn
Nếu thiếu một nguyên liệu nào đó so với công thức, đừng vội chạy đi mua ngay. Ví dụ hãy sử dụng chanh và sữa chua thay cho sốt mayonnaise, hoặc không cần cũng được tùy món.
Cất trữ thực phẩm đúng cách
Nếu cất trữ thực phẩm không đúng cách, bạn có thể lãng phí rất nhiều thực phẩm. Khoai tây, tỏi, dưa chuột và hành tây là những thứ cần được để ở nhiệt độ phòng, không nên cất trong tủ lạnh. Bạn cũng có thể rửa sạch, cắt nhỏ các loại rau củ và cất vào tủ đá. Hoặc việc lên men thực phẩm và phơi sấy khô cũng là những cách thường dùng khi thực hành permaculture.
Theo Tiêu dùng kinh tế