Sự lãng phí thực phẩm của con người đã làm tổn hại như thế nào đối với thiên nhiên?

Con người luôn luôn thích sáng tạo và nhiều tham vọng, nên khi đứng trước thiên nhiên thì có quan niệm: Trước đây con người nhìn thấy thiên nhiên là muốn tận dụng, thấy cây muốn đốn, thấy thú muốn săn bắt và săn con mồi này chưa hết thì lại săn con khác, cắt cây này chưa xài hết thì đã cắt cây khác. Và đó là quan niệm sai lầm, con người không biết cách quản trị thực phẩm.Chính thói quen để thoả mãn tham vọng, dục vọng của con người quá lớn so với nhu cầu, đã khiến cho chúng ta rơi vào cảnh thặng dư thực phẩm, mang thực phẩm đổ thành rác. Mặc dù có những nơi nhiều người không đủ thực phẩm để ăn. Theo thống kê trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm và đa số bị vứt thành rác, và số rác này đang đe doạ trái đất. Trái đất có 9 tỷ người, nhưng có hơn 820 triệu người đang thiếu ăn, theo ước tính có 1/3 lượng thực phẩm đang được làm ra trên toàn cầu đang bị mất đi hoặc bị lãng phí. Việc lãng phí thực phẩm không chỉ thiệt hại về mặt tiền của, lãng phí năng lượng, lãng phí đất, lãng phí giao thông đi lại và gây ra tác động đến môi trường rất lớn. Kể cả những rác thải hữu cơ bị thối rữa cũng tạo thành khí metan.

Chất hoá học sẽ tác động gây sự chết, nhưng chất hữu cơ mà bị hôi thối cũng có tác động tiêu diệt sự sống. Trách nhiệm của con người là phải biết bảo vệ sự sống, mà sự sống bắt nguồn từ đất và môi sinh. Nếu một cách nào đó mà chúng ta vứt bỏ những chất ảnh hưởng đến môi sinh vào trong đất, thì một cách gián tiếp đã gây nên ảnh hưởng cho sự sống. Bởi vì đất là nơi không những lọc nước, mà đất còn là nơi tạo ra môi sinh và tạo ra khí oxy nuôi dưỡng con người, là nơi nuôi hệ vi sinh vật để tạo nên năng lượng sống cho cây cối, rau củ quả để con người hấp thụ. Nếu ta xả rác và không biết bảo vệ sự sống trong đất, không biết bảo vệ môi sinh, thì chúng ta chính là người sẽ bị ảnh hưởng và sẽ tự tiêu diệt sự sống của chính mình.

Vì vậy, cần biến chất thải thành thức ăn cho vi sinh vật trong đất, biến rác thải thành thứ hữu dụng cho đất trước khi thải ra ngoài môi trường. Việc đầu tiên, con người cần phải ăn thực phẩm tự nhiên, tươi mới và không lãng phí thực phẩm. Người văn minh cần phải biết sử dụng hết các thực phẩm mua về, vì nếu không dùng hết lại thải ra thành rác. Ăn bao nhiêu thì mua bấy nhiêu hoặc làm ra bấy nhiêu. Hoặc chúng ta phải biết cách bảo quản thực phẩm để lâu ngày mà thực phẩm không bị hư thối, những món bảo quản lâu như cải chua, thịt muối chua, cá làm mắm, nước trái cây lên men, hay nước rau củ để thanh nhiệt, hoặc là trà rau củ. Chúng ta có thể bảo quản thực phẩm hữu cơ mà đôi khi dư thừa, phải biết cách trữ đông, trữ mát để kéo dài độ tươi mới của sản phẩm.Nhiều người không biết bảo quản thực phẩm đúng cách, ví dụ không biết cách bảo quản rau củ, trái cây, khiến nó rất nhanh chín và bị hư hỏng, giập thối không dùng được. Cần biết về một số công nghệ đơn giản như hút chân không hoặc sấy khô bằng nhiệt, hoặc có thể bảo quản thực phẩm ngon và bảo quản được lâu dài và tránh sự lãng phí, đây là những cách bảo quản thực phẩm đúng cách. Thậm chí là các thiết bị đông khô kiểu gia đình, những thiết bị sấy nhiệt trong gia đình hay máy hút chân không, có thể dừng môi trường phát triển của vi sinh vật và bảo quản thực phẩm được tốt hơn. Và cuối cùng, cần biết cách ủ thực phẩm hữu cơ thành phân bón, bằng cách lấy một cái thùng kín, bỏ rác hữu cơ vào và rải lên những lớp men vi sinh rồi ủ kín, sẽ có được lượng phân hữu cơ dùng trong gia đình để mang ra trồng trọt.

Phải biết khéo mua sắm khi đi chợ, nhiều người thường mua nhiều hơn nhu cầu sử dụng, vì hôm nay có chương trình khuyến mãi chẳng hạn. Và tâm lý của nhà bán hàng là làm ra những gói hàng to hơn, vượt quá nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Nên tập thói quen viết ra những thứ cần mua trước khi đi mua sắm, và chỉ mua những thứ ghi trong đó. Nhà bán hàng sẽ có những cách thức để thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn, như làm kích thước lớn hơn với giá thành rẻ hơn.

Có vô số cách khác nhau để bảo quản thực phẩm, từ đó bảo vệ nguồn thiên nhiên của chúng ta.Từ những việc mua sắm, chế biến, cất trữ để làm giảm bớt áp lực đang đè nặng lên thiên nhiên.

Theo TGHN