Sáng 16/10, Hội thảo “Lãng phí thực phẩm – Đói nghèo và vai trò của người trẻ được diễn ra trong chuỗi ngày hội Food Sharing Day – Hưởng ứng ngày lương thực thế giới – World Food Day 16.10 tại trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM.

Nhằm kỷ niệm 42 năm Ngày Lương thực Thế giới, sau 3 năm đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu. Đại dịch này không chỉ làm gián đoạn hệ thống nông nghiệp thực phẩm mà còn gây ra một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu chưa từng có, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về sinh kế và thu nhập, đồng thời gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực và bất bình đẳng.

Sau buổi hội thảo chủ đề: ” Phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững: Cơ Hội & Thách Thức” và Ra mắt Dự án chia sẻ và chống lãng phí thực phẩm Food Share” đầu tiên tại Việt Nam của Food Bank Việt Nam, nằm trong chuỗi ngày hội Food Sharing Day – Hưởng ứng ngày lương thực thế giới, diễn ra vào ngày 15.10. Tiếp tục chương trình nằm trong chuỗi sự kiện, Food Bank Việt Nam phối hợp cùng Ngân hàng thực phẩm Global Foodbanking Network, Qũy Hỗ Trợ Từ Thiện C.PViệt Nam và Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – HUFI triển khai ngày hội với quy mô 1000 người tham gia.

Đại biểu và sinh viên tham gia hội thảo trong chuỗi ngày hội

Food Bank Việt Nam tiếp tục chuỗi ngày hội Food Sharing Day – Hưởng ứng ngày lương thực thế giới 16.10 với quy mô hơn 1000 người tham gia: Đại diện các Bộ, Sở, Ban, Ngành, đại diện các doanh nghiệp, các trường Đại học, Cao Đẳng. Đặc biệt, có sự tham gia của 300 trẻ em đến từ các Mái ấm, Trung tâm bảo trợ,… 400 học sinh, sinh viên tại trường HUFI, và 200 tình nguyện viên CLB Food Sharing

Sau buổi hội thảo chủ đề: ” Phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững: Cơ Hội & Thách Thức” và Ra mắt Dự án chia sẻ và chống lãng phí thực phẩm Food Share” đầu tiên tại Việt Nam của Food Bank Việt Nam, nằm trong chuỗi ngày hội Food Sharing Day – Hưởng ứng ngày lương thực thế giới, diễn ra vào ngày 15.10.

Tại hội thảo TS. Lê Thành Công – Chánh Văn Phòng Đảng Uỷ Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn cho biết: “Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, từ khi đổi mới đất nước Việt Nam đã trở thành một trong những nước hàng đầu về xuất khẩu lương thực, thực phẩm vì vậy vấn đề chống lãng phí lương thực cần được lan toả. Ông hoàn toàn tin tưởng vào tương lai và các bạn trẻ trong việc đóng góp một xã hội phồn vinh và thịnh vượng”.

<em>TS Lê Thành Công Chánh Văn Phòng Đảng Uỷ Bộ Nông Nghiệp Phát triển Nông thôn phát biểu tại chương trình<em>

Tại Việt Nam, cơm/bún/phở/mì chiếm tỉ trọng lớn nhất trong biểu đồ những loại thức ăn bị lãng phí (68%). Kế đến là thịt/cá nấu chín (53%) và rau củ (44%).

Chuỗi cung ứng, hạ tầng logistic, các vấn đề sau thu hoạch là nguyên nhân làm thực phẩm giảm chất lượng. Năm 2020, theo một khảo sát của Bộ NN&PTNT, tỷ lệ thất thoát thực phẩm, nông sản trước chế biến trung bình của trái cây Việt Nam là 10%, rau củ là 20 – 50%, thủy hải sản từ 30 – 35%. Tổn thất lương thực vào khoảng 10 – 15%.

Hội thảo “Lãng phí thực phẩm và trách nhiệm của người trẻ” là dịp để người trẻ trao đổi và nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phòng chống lãng phí thực phẩm, từ đó thay đổi hành vi, hướng đến một xã hội văn minh, không còn đói kém. Đồng thời, đây cũng là hoạt động nhằm tạo sự kết nối để các đối tác, doanh nghiệp, các đơn vị xã hội có những hành động thiết thực nhằm đóng góp, chia sẻ, nâng cao hiệu quả vai trò của FoodBank Việt Nam, cùng nhau phòng chống lãng phí thực phẩm, hỗ trợ nguồn lương thực, thực phẩm cho người vô gia cư; trại trẻ mồ côi, người khuyết tật, đối tượng khó khăn ở miền núi, vùng sâu vùng xa… để giúp họ cải thiện bữa ăn, tiết kiệm được một phần chi phí trong cuộc sống và hỗ trợ hoạt động nấu phát thức ăn tại bệnh viện, trung tâm, mái ấm,…

Đại biểu tham gia hội thảo
Phần ký cam kết và sáng kiến của người trẻ trong vấn đề chống lãng phí thực phẩm

Cụ thể, 50 gian hàng thực phẩm của các doanh nghiệp, tổ chức, trường Đại học, Cao Đẳng về thực phẩm,… sẽ trực tiếp trưng bày và chế biến các thực phẩm, món ăn hiện tại tổ chức doanh nghiệp kinh doanh tại ngày hội. Nhằm mang lại những món ăn đa dạng cho người khó khăn đến trải nghiệm, đồng thời sẽ bán các sản phẩm trưng bày cho những đối tác, doanh nghiệp cùng đến tham gia, thu nguồn vốn gây quỹ cho Food Bank Việt Nam hỗ trợ người khó khăn trong dự án sắp tới.

Đồng thời, 300 trẻ em khó khăn đến từ các Mái Ấm, Trung Tâm Bảo Trợ, Trường Tình Thương cùng đến tham gia ngày hội, thưởng thức ẩm thực tại không gian ngày hội, vui chơi và nhận quà trực tiếp từ Food Bank Việt Nam.

Những món quà ý nghĩa đến từ các doanh nghiệp, tổ chức. Đặc biệt, là những phần bánh kẹo đến từ nhà tài trợ Mondelez Kinh Đô Việt Nam và thực phẩm xúc xích, snack,… của C.P Việt Nam. Hai nhà đồng hành cùng trẻ em và người khó khăn trong suốt những năm qua của Food Bank Việt Nam.

Các em nhỏ vui chơi và dùng thực phẩm tại sự kiện

FBVN