Lãng phí thực phẩm đang trở thành vấn đề lớn trong xã hội hiện đại. Nhiều nhà hàng trên thế giới đưa ra quy định phạt tiền, cấm khách nếu không dùng hết bữa ăn của mình.
Thực tế, để tránh lãng phí thực phẩm, không ít nhà hàng trên khắp thế giới đã ra quy định đánh trực tiếp vào “túi tiền” của thực khách với lượng thức ăn thừa trên bàn.
Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc vừa công bố tái khởi động chiến dịch “Clean Plate 2.0” hướng đến tiết kiệm thực phẩm, không để thức ăn thừa. Chương trình diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19 và các thiên tai tự nhiên liên tục xảy ra.
Chiến dịch “Clean Plate” xuất hiện lần đầu năm 2013 với mục đích giảm chi tiêu xa hoa cho các buổi tiệc không cần thiết.Nhiều nhà hàng Trung Quốc hưởng thức chiến dịch “Clean Plate 2.0”. Ảnh: Unsplash.
Nhiều nhà hàng Trung Quốc hưởng thức chiến dịch “Clean Plate 2.0”. Ảnh: Unsplash. |
Theo đó, các nhà chức trách Trung Quốc bổ sung thêm nhiều quy định mới để giảm lãng phí thực phẩm như hạn chế nội dung mukbang trên mạng Internet, giảm kích cỡ thực phẩm, tước học bổng của học sinh lãng phí đồ ăn…
Nhiều nhà hàng bắt đầu tham gia chiến dịch. Ở Trùng Khánh, một địa chỉ phục vụ buffet tính phí 10 nhân dân tệ (1,5 USD) cho 50 g thức ăn thừa. Nhà hàng khác lại yêu cầu thực khách đặt cọc 20 nhân dân tệ (khoảng 3 USD) để đảm bảo họ không lãng phí thức ăn đã gọi. Tại tỉnh Liêu Ninh, nhiều cửa hàng ăn uống khuyến khích thực khách đặt ít hơn 2 món so với số lượng người trong bàn ăn.
Ấn Độ
Khu ẩm thực Kedari, ở bang Telangana, cung cấp các món cơm, cà ri chay và mặn với giá 60 rupee (khoảng 1 USD). Địa chỉ ăn uống giá rẻ chỉ mở cửa 2 giờ mỗi ngày (13-15h) thu hút hơn 350 thực khách đến dùng bữa.Địa chỉ ăn uống bình dân ở Ấn Độ phạt khách lãng phí lên 8 USD. Ảnh: Unsplash.
Địa chỉ ăn uống bình dân ở Ấn Độ phạt khách lãng phí lên 8 USD. Ảnh: Unsplash. |
Nhờ hệ thống xử phạt mạnh tay của Lingala Kedari (chủ cửa hàng), mỗi ngày, chỉ một lượng nhỏ thức ăn còn thừa lại tại đây. Với ông Lingala Kedari, thức ăn là điều đáng quý và linh thiêng. Khách hàng lãng phí dù chỉ lượng nhỏ đồ ăn cũng phải chịu mức phạt 40-500 rupee (tương đương 0,5-6,8 USD).
“Ở một đất nước mà hàng triệu người đói, hành vi lãng phí đồ ăn chính là tội ác”, Lingala Kedari nói. Trong suốt 3 năm thực hiện quy định, nhà hàng này luôn sử dụng số tiền phạt thu được để giúp đỡ những người khó khăn, thông qua các hoạt động từ thiện khác nhau.
Một khách sạn sang trọng tại Ấn Độ cũng dán thông báo tính phí thức ăn thừa trên bàn thực khách với giá 100 rupee/10 g (khoảng 1,35 USD).
Saudi Arabia
Việc phạt khách lãng phí thức ăn trong nhà hàng không mới. Nhiều nơi trên thế giới đã ra thông báo và duy trình mức phạt thực khách từ rất lâu. Fahd Al Anzi, chủ nhà hàng Marmar ở Saudi Arabia áp dụng quy tắc phạt khách hàng lãng phí thức ăn sau khi đọc về hoàn cảnh của người dân Somalia.Toàn bộ số tiền phạt từ bữa buffet được gửi đến người người ở Somalia.
Toàn bộ số tiền phạt từ bữa buffet được gửi đến người người ở Somalia. |
Số tiền thực khách cần trả tùy thuộc vào lượng thức ăn còn sót lại trên bàn. Sáng kiến của Fahd Al Anzi được nhiều người ủng hộ. Tất cả số tiền nhà hàng thu được đều gửi đến Somalia.
Năm 2012, nhà hàng Kylin Buffet tại London (Anh) đưa ra quy định tính thêm 32 USD đối với thực khách để thừa thức ăn. Đối với những thực khách “mắt to hơn bụng”, nhà hàng Okinii, chuyên phục vụ món Nhật Bản tại Đức, phạt 1,2-2,4 USD. Tương tự, khi lãng phí 100 g thức ăn ở nhà hàng món Hoa ở Đức, bạn sẽ phải trả khoảng 2,4 USD.
Theo Zingnews