Thời hạn sử dụng thực phẩm không giống nhau, một số cần được tuân thủ nghiêm ngặt, ngược lại, một số không nhất thiết phải như vậy, theo nghiên cứu từ ĐH Quốc gia Singapore.
Rác thải thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng chất thải của Singapore. Trong đó, gạo, mì và bánh mì là những thứ thường được vứt bỏ nhất.
Theo CNA, không phải lúc nào bạn cũng cần vứt bỏ thực phẩm ngay sau khi hết hạn sử dụng, có nhiều cách phân biệt thứ gì đó quá hạn sử dụng liệu có an toàn để dùng hay không, thay vì vứt bỏ theo mặc định.
“Sử dụng trước ngày” và “sử dụng tốt nhất trước ngày”
Vi sinh vật ở khắp mọi nơi trên hành tinh, bao gồm cả thức ăn. Một tỷ lệ rất nhỏ vi sinh vật trong thực phẩm cũng có thể gây bệnh cho con người, chúng được coi là mầm bệnh.
Khi mầm bệnh làm ô nhiễm thực phẩm qua các kênh như nước tưới, môi trường chế biến thực phẩm, chúng có xu hướng hiện diện với số lượng thấp, không tạo ra bất kỳ thay đổi rõ ràng nào đối với mùi vị, mùi hoặc hình thức của thực phẩm.
Tuy nhiên, một khi chúng đã ở trong thực phẩm, một vài tế bào nhỏ cũng có thể gây bệnh cho bạn. Cơ thể yếu đi tương quan với việc bạn tiêu thụ càng nhiều mầm bệnh.
Các loại thực phẩm dễ hỏng như sữa, thịt có nhiều nước và chất dinh dưỡng, tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển. Tác nhân gây bệnh có thể đạt đến mức cao hơn khi chúng gần hết hạn sử dụng.
Sự hư hỏng và an toàn của vi sinh vật là điều cân nhắc hàng đầu khi xác định hạn sử dụng của thực phẩm dễ hư hỏng, thường được dán nhãn “sử dụng trước ngày” thay vì “sử dụng tốt nhất trước ngày”.
Việc uống một hộp sữa tươi hoặc nhấm nháp một miếng pho mát vài ngày trước hạn sử dụng là một ý tưởng tồi. Thực phẩm dễ hỏng cũng có thể không thích hợp để tiêu thụ ngay cả sau khi nấu hoặc hâm lại trong lò vi sóng. Chúng có thể chứa các chất độc bền với nhiệt, không bị bất hoạt và gây bệnh cho bạn sau đó.
Mặt khác, các sản phẩm có độ ẩm thấp như ngũ cốc và bánh quy không dễ bị lên men hay nấm mốc.
Đối với những thực phẩm như vậy, mùi thơm, vị hoặc kết cấu có thể thay đổi thay vì an toàn thực phẩm (yếu tố được cân nhắc hàng đầu khi xác định hạn sử dụng). Vì vậy, chúng thường được ký hiệu là “sử dụng tốt nhất trước ngày”.
Không thực phẩm nào là an toàn 100%, nhưng ăn thứ gì đó sau “ngày tốt nhất” không có nhiều khác biệt về độ an toàn so với ăn trước hạn đó. Một gói ngũ cốc ăn sáng quá hạn sử dụng một tuần thường có thể tiếp tục dùng, miễn là bạn vẫn thấy ngon.
Một gói ngũ cốc ăn sáng quá hạn sử dụng một tuần thường có thể dùng được. Ảnh: Spruce eats.
Một gói ngũ cốc ăn sáng quá hạn sử dụng một tuần thường có thể dùng được. Ảnh: Spruce eats. |
Ngày hết hạn không phải là ngày kết thúc
Thực phẩm có an toàn để sử dụng hay không cũng phụ thuộc vào cách bạn bảo quản thực phẩm.
Một gói ức gà bạn quên để vào tủ lạnh sẽ có mùi và nhầy nhụa ngay sáng hôm sau. Thực tế, chúng không thể ăn được ngay cả khi ngày “sử dụng trước” còn một hoặc hai ngày nữa.
Tương tự, một chai bia bị lỏng nắp sẽ bị ôi và chua mặc dù ngày “tốt nhất trước đó” có thể còn vài tháng nữa.
Trong tất cả trường hợp này, các yếu tố như bảo quản không đúng cách, bao bì bị hư hại và các chất gây ô nhiễm vi sinh vật được ưu tiên hơn hạn sử dụng trong việc xác định thực phẩm còn phù hợp để tiêu thụ hay không.
Câu hỏi đặt ra, liệu bạn có thể ăn những thực phẩm đã hết hạn sử dụng hay không? Câu trả lời không rõ ràng. Bạn nên tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, hạn sử dụng thường chỉ giả định điều kiện bảo quản tối ưu.
Điều này đặc biệt áp dụng cho các loại thực phẩm dễ hỏng. Các sản phẩm từ sữa, thịt tươi, hải sản, thực phẩm nấu chín hoặc đóng gói dùng trong ngày đều thuộc nhóm này.
Thực phẩm ít hư hỏng hơn với nhãn dán “sử dụng tốt nhất trước ngày” là cơ hội để giảm lãng phí thực phẩm. Mì ống khô chưa nấu chín, gạo chưa nấu chín, mì khô, bánh quy, ngũ cốc… thuộc nhóm này. Nếu nó vẫn có mùi và vị ngon, hãy nhanh chóng tiêu thụ thay vì mù quáng làm theo hạn sử dụng và vứt bỏ chúng.
Theo ZingNews