Việt Nam là nước có chỉ số cao về lãng phí thực phẩm trên thế giới nhưng lại chưa có chế tài xử lý hành vi này.

Ngày 15-10, tại TP HCM, Ngân hàng thực phẩm (Foodbank) Việt Nam tổ chức hội thảo Phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững: \”Cơ hội và Thách thức\” và ra mắt dự án Chia sẻ và chống lãng phí thực phẩm (Food share) nhằm hướng ứng Ngày Lương thực thế giới (16-10) hằng năm.

\"\"
300 trẻ em khó khăn đến từ các Mái Ấm, Trung Tâm Bảo Trợ, Trường Tình Thương cùng đến tham gia ngày hội, thưởng thức ẩm thực tại không gian ngày hội, vui chơi và nhận quà trực tiếp từ Food Bank Việt Nam.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Craig Nermit – Giám đốc dịch vụ Foodbank toàn cầu (GFN) dẫn báo cáo của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy 1/3 thực phẩm trên thế giới bị hư hỏng hoặc bỏ đi trong quá trình vận chuyển từ sản xuất đến tiêu thụ, gây thiệt hại đến 940 tỉ USD/năm.

\"\"
Dr. Craig Nermit – Giám đốc dịch vụ Foodbank toàn cầu (GFN)

Việc thực phẩm được sản xuất ra nhưng không được tiêu thụ mà chuyển thành \”rác\” không chỉ gây ra thiệt hại kinh tế mà còn làm ô nhiễm môi trường do sử dụng tài nguyên nhiều hơn nhu cầu cũng như phát sinh vấn đề xử lý rác thải.

Ngoài ra, giữa lúc thực phẩm bị lãng phí thì rất nhiều người bị thiếu lương thực, thực phẩm đòi hỏi xã hội phải đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề.

Tại Việt Nam, Foodbank Việt Nam đã có sáng kiến dùng công nghệ để chia sẻ và chống lãng phí thực phẩm cũng như thúc đẩy thành lập Hiệp hội Chia sẻ và chống lãng phí thực phẩm nhằm tạo tác động tích cực, giúp Việt Nam sớm ban hành hành lang pháp lý trong hoạt động chống lãng phí thực phẩm.

\"\"
Ông Nguyễn Tuấn Khở i- Chủ tịch Foodbank Việt Nam chia sẻ

Cụ thể, ông Nguyễn Tuấn Khởi, Chủ tịch Foodbank Việt Nam cho biết sẽ ra mắt một mạng xã hội (đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép) cùng với một ứng dụng (app) giúp kết nối trực tiếp người có nhu cầu chia sẻ thực phẩm và bên cần.

\"\"
Chuỗi hội thảo nhằm chia sẻ những vấn đề về an ninh thực phẩm trong, ngoài nước và chuỗi 53 Ngân hàng thực phẩm trên toàn cầu. Thực trạng gặp phải về vấn đề lãng phí tại các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp,.…
\"\"
Lễ ra mắt dự án.

Cách làm truyền thống của Foodbank Việt Nam là nhận thực phẩm từ bên trao tặng, chuyển về kho sau đó phân phối đến bên cần. Cách làm này cũng gây tốn nguồn lực trong việc vận chuyển hàng, bảo quản còn cách làm mới giống như \”Uber\” trong việc chia sẻ thực phẩm.

Một nội dung dự án quan tâm là kiến nghị chính sách để Việt Nam sớm ban hành Luật về chống lãng phí thực phẩm để hỗ trợ, khuyến khích các giải pháp chống lãng phí thực phẩm cũng như có chế tài đối với hành vi lãng phí thực phẩm.

\”Ví dụ như Trung Quốc hiện nay đã có chế tài đối với các người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOLs) quảng bá việc ăn uống vô độ hoặc lãng phí thực phẩm (các clip mukbang – PV)\” – ông Khởi chia sẻ.

Theo một khảo sát do Electrolux thực hiện trên quy mô 4.000 hộ gia đình tại 8 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 2 về chỉ số lãng phí thực phẩm, chỉ xếp sau Trung Quốc.

Tại Việt Nam, cơm/bún/phở/mì chiếm tỉ trọng lớn nhất trong biểu đồ những loại thức ăn bị lãng phí (68%), kế đến là thịt/cá nấu chín (53%) và rau củ (44%).

FBVN