Khai trương ‘quán cơm 0 đồng’ vào ngày ý nghĩa 19/8, Đại úy CSGT Lê Hùng Dương muốn giúp đỡ những người già neo đơn, khó khăn hay những người bán vé số nghèo khổ có bữa ăn ấm lòng.

Quán cơm 0 đồng của chàng đại úy CSGT dành cho những người nghèo khó - Ảnh 1.

Quán cơm 0 đồng yêu thương của đại úy CSGT Lê Hùng Dương

Mấy tháng qua, kể từ khi biết quán cơm trưa miễn phí, trưa nào tôi cũng tranh thủ về đây ăn. Một bữa cơm từ 20 – 30 nghìn đồng với nhiều người thì không đáng kể, nhưng với cha con tôi mưu sinh như bằng nghề vé số lại là con số đáng quan tâm. Mỗi tờ vé số bán được lời chẳng bao nhiêu, tôi phải tiết kiệm tối đa để sinh sống qua ngày”.

Đó là chia sẻ chân tình của cha con người bán vé số mù là “khách quen” của “quán cơm 0 đồng” khai trương từ hôm 19/8 của chàng CSGT Lê Hùng Dương (sinh năm 1990) hiện đang công tác tại đội CSGT Thành phố Buôn Ma Thuột, công an tỉnh Đắk Lắk.

Cuộc đời này cho đi là còn mãi

Tiệm cơm nhỏ đơn sơ chỉ với vài bộ bàn ghế, bảng hiệu đơn giản “Cơm 0 đồng yêu thương”, luôn mở cửa từ 11h đến 14h hầu hết các ngày trong tuần. Từ ngày khai trương cửa tiệm mới chỉ phục vụ tầm 50 suất, thức ăn luôn được đặt trong các khay đun nóng và đồ ăn luôn được mua tươi sạch từ mỗi sáng sớm tinh mơ.

Món ăn được nhận xét đa dạng sạch sẽ, ăn rất ngon, đa dạng, phục vụ chu đáo. Có những người đến ăn nhưng mẹ tật nguyền ở nhà, nên quán sẽ lấy cơm hộp gói lại cùng với canh, thức ăn đầy đủ để họ mang về cho người thân. Cũng có người xin ngày 8 hộp về cho mấy đứa con, anh em…

Tâm sự về quán ăn của mình, chàng đại úy chia sẻ bữa cơm nó mang giá trị nhân văn về tấm lòng con người, lá rách đùm lá rách hơn “Em không làm gì to tát cho xã hội được nên cố gắng hoàn thành tâm huyết của em. Là muốn cho các cô chú hoàn cảnh khó khăn dùng bữa cơm trưa thân thương. Em đi làm về thấy cô chú ngoài đường hay tâm sự ‘Bây giờ cô chú khổ lắm Tèo ơi, con có tiền cho cô chú xin ăn bữa cơm’, nghe câu đó thật sự em thực sự xúc động nên tìm cách mở quán này”.

Cũng theo Dương chi phí 1 tháng để duy trì bữa cơm 0 đồng này tầm 20 triệu. Những bạn bè, tình nguyện viên giúp sức phụ nấu ăn, những người khác có tâm thì đem rau củ quả tới ủng hộ. Nhưng để duy trì hoạt động lâu dài “quán cơm 0 đồng” này quả thực nó là 1 bài toán gian nan.

Nơi mở quán cơm cũng do Hùng Dương tự tìm địa điểm và thuê lại, sau đó cùng với những người bạn san nền, sắm sửa từ bộ bàn ghế đến tủ cấp đông và nhiều vật dụng khác. Theo Hùng Dương đây là nơi gửi gắm tình yêu thương của mình “đời cho đi là còn mãi”.

Quán cơm 0 đồng của chàng đại úy CSGT dành cho những người nghèo khó - Ảnh 2.

Thức ăn được nấu nóng và đựng trong tủ kính, đảm bảo hợp vệ sinh

Trước ngày quán khai trương, nhiều cô chú, anh em, bạn bè bán vé số, những người công nhân họ ghé qua hỏi “Con ơi hoặc là em ơi quán cơm chưa để cô chú xin bữa cơm trưa tình cảm, thật sự bán vé số ngày mấy đồng khó khăn quá”.

Cùng với những anh em tình nguyện viên có những kinh nghiệm trong nấu bếp, tiêu chí đầu tiên của bữa ăn ở bếp của Hùng Dương phải sạch sẽ đảm bảo sức khỏe cho các cô chú và bà con. Nhà cửa gọn gàng, đồ ăn phải mua đồ tươi 100%. Đồ ăn sau đó rửa qua muối, nấu đa dạng nhiều món để 12 khay đủ hết.

“Khi biết em là Cảnh sát giao thông người ta càng quý hơn nữa. Người ta nói: Chưa bao giờ thấy người cảnh sát nào giản dị, mộc mạc, tình cảm như vậy”.

“Em thuộc diện hoàn cảnh khó khăn của công an tỉnh”

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2012098);}else{parent.admSspPageRg.draw(2012098);}

Cứ lo chuyện bao đồng, nhưng khi tâm sự về hoàn cảnh và cuộc sống của mình, chàng thượng úy luôn luôn ngần ngại. Ở cái khu vực này không ai không biết có một Hùng Dương ngoài những giờ làm việc chính còn đi làm thêm tất tần tật các nghề miễn đó là đồng tiền chính đáng.

Quán cơm 0 đồng của chàng đại úy CSGT dành cho những người nghèo khó - Ảnh 3.
Quán cơm 0 đồng của chàng đại úy CSGT dành cho những người nghèo khó - Ảnh 4.

Bản thân người đại úy này là 1 trong 15 người công an tỉnh Đắk Lắk hiện tại được giám đốc Công An tỉnh ký nhận diện đặc biệt khó khăn. Mỗi tháng được hỗ trợ vài trăm nghìn, một năm tích góp lại được mấy triệu. Nhưng nhìn hoàn cảnh của mình Hùng Dương cho biết dù sao cũng “sang” hơn nhiều người khác, nên cứ tâm niệm lá rách mình đùm lá rách hơn thôi.

“Em cũng có nhiều mối quan hệ, nên anh em cần gì em đều làm hết. Từ giúp dọn nhà, phụ việc hay trước đây còn đi phụ hồ, bốc vác… Biết việc em làm người ta thương phụ thêm 500, 1 triệu mình cũng có thêm tiền về chăm lo và chi tiêu cuộc sống. Tâm sự thật với anh giờ em 32 tuổi nhiều lúc trong túi không có nổi 50 nghìn đồng cho mình nữa”.

Thanh xuân làm việc “bao đồng”

Ngoài câu chuyện “mở quán ăn 0 đồng”, Hùng Dương còn nổi tiếng trên mạng xã hội và nhiều trang báo cũng như truyền hình khi viết về câu chuyện nuôi và giải cứu chó mèo của mình, Dương cho biết sau những bài viết, bài phóng sự đó đã được nhiều độc giả cũng như các Mạnh thường quân ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần để tiếp tục cống hiến và làm công việc nghĩa cử cao đẹp đó.

Dương kể câu chuyện giải cứu chó có lẽ bắt đầu từ năm 2017 (khi đó còn đang công tác ở cảnh sát hình sự), trong một buổi tối đi làm về Dương tình cờ phát hiện 2 đối tượng chạy xe máy chở theo 2 bao tải có dấu hiệu nghi vấn nên lập tức đuổi theo. Lúc này, do hoảng sợ, các đối tượng đã ném bao tải xuống đất rồi bỏ chạy thoát thân.

“Lúc mở bao tải ra, em thấy rất nhiều chó bên trong. Trong số này, có một bạn cún cái đang mang thai gần sinh nở nhưng bị chích điện và nhốt bao bịt kín, ngạt thở, cơ thể đang rất yếu. Em quyết định đem nó về nhà trọ để chăm sóc. Tuy nhiên sau cùng lại chỉ giữ lại được 1 đứa con của bạn cún này, em xem bé như con nuôi và đặt tên là bé Trề”.

Những lần đi giải cứu chó của Hùng Dương

Cứ vậy, tình thương dành cho đàn chó, mèo ngày càng lớn trong người Dương, khiến chàng Thượng úy trở thành người “bao đồng”, chuyên giải cứu chó bị chích điện, bị đánh đập, bỏ rơi, thậm chí chuẩn bị vào lò mổ để phục vụ các quán nhậu đông khách…

Những chú chó, mèo được đại úy Dương cứu về đều rất ngoan và nghe lời cậu. Tuy không nói được nhưng hẳn chúng đều hiểu và biết Dương là người cứu mạng mình. Một ngày các bé không được gặp cậu thì đều buồn rầu và nhiều khi còn bỏ ăn uống.

Những lần đi cứu hộ, Dương đều biết, đầu tiên muốn các chú chó, mèo thuần mình thì đừng sợ tiếp xúc với các bé. Có những chú cún đi cứu về, để làm quen Dương chọn cách nhốt mình và ở chung với bé như 2 người biệt giam vậy. Hằng ngày, Dương cùng ăn cơm với chú cún, cho nó ăn rồi ánh mắt nó từ từ cảm nhận quen và thân với mình.

5 năm lặng lẽ làm công việc nhiều người cho là “bao đồng” ấy, thượng úy Dương cùng những người bạn của mình đã và đang giải cứu được hàng trăm chú chó, mèo các loại. Những người tìm đến xin nuôi, Dương chỉ ra một điều kiện duy nhất là: Người nuôi cam kết không ăn thịt chó, mèo, không hành hạ chúng.

“Em làm quán này cũng với mục đích phát thông điệp yêu thương chó mèo. Những cô chú đến ăn trưa em sẽ mở những clip về tình người dành cho nhau, clip con người dành cho chó mèo. Những clip đó em mang những thông điệp yêu thương truyền đạt cho các cô các chú.

Em có hỏi các cô chú, các cô chú nói là có người ăn thịt chó, có người không ăn. Người ta bảo bây giờ người ta bỏ rồi. Có người ăn mình mang thông điệp này khuyên và cho mình lời hứa thay qua bữa cơm thân mật người ta sẽ phát huy thông điệp yêu thương”, Đại úy Hùng Dương chia sẻ.

Theo Kênh 14