Thực phẩm là một trong những phần quan trọng nhất của cuộc sống chúng ta, thiếu nó con người sẽ không thể tồn tại . Có một sự thật đáng buồn đó là bên cạnh những quốc gia đang cật lực tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu thực phẩm nuôi sống người dân thì vẫn có khá nhiều quốc gia đang lãng phí thức ăn một cách không thương tiếc. Và mười quốc gia sau đây chính là ví dụ điển hình nhất:

10. Singapore

Mỗi năm có khoảng 788,600 ngàn tấn đồ ăn bị lãng phí tại Singapore và chỉ có 13% trong số đó là có thể tái chế được.

9. Malaysia

Mỗi ngày quốc gia này quẳng đi khoảng 15 ngàn tấn đồ ăn, trong đó bao gồm bánh ngọt, trái cây và rau quả. Hiện tại chính phủ Malaysia đang tìm mọi cách để giảm thiểu vấn nạn trên.

8. New Zealand

Theo các nghiên cứu,  có khoảng 122,547 tấn đồ ăn bị các hộ gia đình tại nước này bỏ phí và tính ra thì  số thực phẩm này đủ để nuôi sống 262,917 người.  Vấn nạn trên đã làm New Zealand thất thoát 872 triệu USD mỗi năm.  Các đồ ăn bị bỏ đi bao gồm bánh mì, đồ dư thừa, khoai tây, táo, gà, chuối, cam, bí ngô và cà rốt.

7. Anh

Tệ nạn lãng phí thực phẩm là một trong những vấn đề nhức nhối của Anh quốc. Mỗi năm có khoảng 6,7 triệu tấn đồ ăn bị lãng phí tiêu tốn hơn 10,2 tỉ Bảng Anh. Loại thực phẩm bị phung phí nhất tại Anh chính là các loại rau quả, salad.

6. Đức

Giống như bất kì một quốc gia phát triển nào, Đức cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn nạn phung phí thực phẩm. Theo như các nghiên cứu gần đây nhất, có khoảng 11 triệu tấn thức ăn bị ném ra ngoài mỗi năm, phân nửa trong số đó là đến từ các hộ gia đình, 20% đến từ các nhà bán lẻ và 17% đến từ các nhà hàng và quán café.

5. Na Uy

Lãng phí thực phẩm hiện tại đang là vấn đề đang được quan tâm nhất tại Na Uy. Có khoảng 60 ngàn tấn đồ ăn bị lãng phí mỗi năm tại quốc gia trên, trong đó đa phần là do các hộ gia đình sử dụng phung phí. Trung bình một người trong một gia đình tại Na Uy sẽ phung phí khoảng 620kg thực phẩm mỗi năm. Mặt khác, tại các cửa hàng bán lẻ,  90% thực phẩm bị bỏ đi là những loại đồ ăn có niên hạn sử dụng như bánh mì, rau quả và đồ biển.

4. Canada

Hàng tháng, có khoảng 17,5 triệu tấn thức ăn bị ném ra ngoài một cách vô tội vạ bởi các cư dân sinh sống tại thủ đô Toronto. 51% trong số đồ ăn bị lãng phí đến từ các hộ gia đình, 11% đến từ các nhà bán lẻ và 18% còn lại là lãng phí trong quá trình đóng gói và xử lí thực phẩm.

3. Đan Mạch

Đan Mạch là nước sản xuất và là nhà phân phối các sản phẩm từ lợn lớn nhất tại Liên Minh Châu Âu. Một trong những vấn đề cấp bách mà nước này đang phải đối mặt đó là vấn đề lãng phí thực phẩm.  Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 700 ngàn tấn thức ăn bị lãng ph và điều này làm tiêu tốn của quốc gia này hơn  11 tỉ Cuaron ( đơn vị tiền tệ của Đan Mạch)  mỗi năm.

2. Úc

Là một nước phát triển, Úc phải đối mặt với rất nhiều vấn đề môi trường như lượng khí thải cao, lượng mưa ít và quan trọng hơn cả là vấn nạn lãng phí thực phẩm. Mỗi năm, 4 triệu tấn thức ăn bị lãng phí, và điều này tiêu tốn hơn 8 tỉ USD mỗi năm. Ước tính mỗi hộ gia đình quẳng đi khoảng 345kg đồ ăn mỗi ngày và số đồ ăn trên có thể nhét vừa 3 cái tủ lạnh cỡ trung. Trong các loại đồ ăn bị lãng phí thì có 33% là thưc phẩm tươi, 27% là đồ dư thừa, 15% là đồ đóng hộp, 9% là đồ uống,9% đồ đông lạnh và 7% là thức ăn nhanh. Phần lớn đồ ăn bị lãng phí bởi các những người tiêu dùng trẻ tuổi, các hộ gia đình với mức thu nhập hơn 100 ngàn USD mỗi năm. Và một điều kinh khủng hơn nữa đó là  có đến 20 đến 40% hoa quả bị từ chối và thải loại trước khi  được bày bán tại các cửa hàng chỉ vì chúng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn dù là nhỏ nhất.

1. Mỹ

Mỹ sở hữu nền công nghiệp thức ăn nhanh (fast food) hàng đầu thế giới. Và cũng không có gì khó hiểu khi quốc gia này đồng thời là nơi lãng phí thực phẩm thuộc hàng top của thế giới. Theo như các nghiên cứu gần đây nhất, gần 50% sản phẩm gia dụng bị vất đi, trong đó 1/3 là thức ăn. Nếu tính ra thì mỗi năm mỗi gia đình tại Mỹ đã lãng phí tới 1600 USD chỉ vì lãng phí thực phẩm. Chính điều trên là một trong những nhân tố chủ yếu góp phần vào sự ô nhiễm của thế giới.

Nguồn: frecked.com