Quá trình chuyển đổi rác thải thực phẩm thành năng lượng sinh học có thể trở thành ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận trong tương lai của Mỹ.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, ước tính có khoảng 30%-40% thực phẩm ăn được bị lãng phí trở thành rác
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, ước tính có khoảng 30%-40% thực phẩm ăn được bị lãng phí trở thành rác

Kết quả một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Illinois Urbana-Champaign (Mỹ) vừa được đăng trên tạp chí Journal of Cleaner Production, cho biết quá trình chuyển đổi rác thải thực phẩm thành năng lượng sinh học có thể trở thành ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận trong tương lai của Mỹ.

Phân hủy kỵ khí không phải là một công nghệ mới, nhưng nếu nó mang lại lợi nhuận, nó sẽ được triển khai rộng rãi hơn vì giải quyết lượng thức ăn dư thừa, đóng góp vào quá trình sản xuất năng lượng bền vững.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, ước tính có khoảng 30%-40% thực phẩm ăn được (ảnh) bị lãng phí trở thành rác, gây thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, vật liệu này có thể được chuyển đổi thành nguồn năng lượng tái tạo bằng cách sử dụng quá trình phân hủy kỵ khí.

Nghiên cứu cho thấy, việc lắp đặt các bể đồng phân hủy kỵ khí tại các nhà máy xử lý nước thải với tổng công suất hàng năm là 9,3 triệu tấn có thể tạo ra lợi tức đầu tư 8,3% trong khi giảm lượng khí carbon dioxide, khoảng một triệu tấn mỗi năm. Nghiên cứu tập trung vào Illinois và bước tiếp theo sẽ mở rộng ra phân tích trên toàn quốc.

Theo Khánh Hưng (sggp.org.vn)