TIẾP THÊM SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
ĐỂ KHÔNG CÒN NGƯỜI ĐÓI
FOODBANKVIETNAM.COM- VÌ MỘT VIỆT NAM KHÔNG CÒN NGƯỜI ĐÓI VÀ LÃNG PHÍ THỰC PHẨM
FOODBANKVIETNAM.COM- VÌ MỘT VIỆT NAM KHÔNG CÒN NGƯỜI ĐÓI VÀ LÃNG PHÍ THỰC PHẨM
COVID-19 đã làm tăng tình trạng mất an ninh lương thực lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Các ngân hàng lương thực do địa phương lãnh đạo trên khắp thế giới đang giải quyết nạn đói một cách hiệu quả và củng cố cộng đồng thông qua các mối quan hệ lãnh đạo, năng lực đối tác và phạm vi tiếp cận của họ. Ngân hàng Thực phẩm Food Bank Việt Nam (FBVN) đại diện cho một vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng này tại Việt Nam giúp hỗ trợ thực phẩm tuyến đầu đồng thời cung cấp một phản ứng dựa vào cộng đồng nhằm xây dựng khả năng phục hồi cho tương lai.
Theo FBVN nghiên cứu và khảo sát có 3 nhóm đối tượng chính đang cần sự trợ giúp của Foodbankvietnam.com. Đó là những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng không có điều kiện nấu ăn, những người bị ảnh hưởng nhưng có điều kiện nấu ăn và những người được hỗ trợ dài hạn như người vô gia cư, người đến từ các mái ấm, nhà mở, viện dưỡng lão…
Với mỗi một nhóm đối tượng, Foodbankvietnam.com cố gắng cung cấp những phần ăn hoặc thực phẩm phù hợp với điều kiện sống và chế độ dinh dưỡng của họ.
Ước tính có khoảng hơn 1 triệu người đói mỗi năm và hàng triệu người hiện đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn mất an ninh lương thực. Các mái ấm nhà mở, đối tác của Ngân hàng thực phẩm Food Bank Việt Nam có những báo cáo như sau
Mái ấm nhà mở, tổ chức từ thiện báo cáo việc thay đổi phương thức phân phối để đáp ứng các yêu cầu về thực phẩm khẩn cấp.
Mái ấm nhà mở, tổ chức từ thiện báo cáo sự gia tăng nhu cầu đối với thực phẩm khẩn cấp
Các đơn vị mái ấm phụ thuộc vào thực phẩm tài trợ đáp ứng nhu cầu
Các đơn vị cần được hỗ trợ đang thấy sự thiếu hụt kinh phí nghiêm trọng
*Dữ liệu được Foodbanking.vn thu thập vào tháng 8 năm 2021 từ 153 đơn vị mái ấm nhà mở được FBVN hỗ trợ trong mạng lưới
Số lượng người cần tới Foodbankvietnam.com vào tháng 7 năm 2021đang tăng thêm khoảng 70% so với cùng kì năm 2020
“Tủ lạnh cộng đồng”, “Bếp ăn dã chiến”, “Cơm di động miễn phí”… là những dự án được Ngân hàng thực phẩm Foodbankvietnam.com tích cực triển khai giữa bão COVID-19 tại TPHCM
Không chỉ thế, khi nhìn những hàng người đứng xếp hàng lấy thực phẩm, Foodbankvietnam.com cảm nhận cái bức thiết, sự nóng vội và khao khát lương thực chưa từng có từ đôi mắt của họ. Foodbankvietnam.com tin nhiều người trong số đó đang đứng ở giới hạn cuối cùng. Đó cũng chính là lý do Foodbankvietnam.com luôn nỗ lực và cố gắng để hỗ trợ đến mọi người một cách tốt nhất
Để đối phó với đại dịch, FBVN đã:
Trung bình, Foodbankvietnam.com đang phục vụ thường xuyên hơn gần 300.000 người so với trước COVID-19. FBVN cung cấp hỗ trợ hoạt động và tài trợ để giúp các mái ấm nhà mở đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và mở rộng phạm vi tiếp cận của họ đến các nhóm người khó khăn mới
Trong bối cảnh thiếu lương thực nghiêm trọng do COVID-19 gây ra, FBVN đã huy động nguồn lực và thiết lập mô hình Nhà hàng chia sẻ, tận dụng không gian nhà hàng không hoạt động cung cấp bữa ăn 0-2000 đồng cho người lao động nghèo khó khăn vào mỗi cuối tuần
Trước tình hình căng thẳng của dịch bệnh, tránh tình trạng tụ tập đông người, cũng không muốn ai bị bỏ đói, Ngân hàng thực phẩm Food Bank Việt Nam đã nghĩ ra sáng kiến “cơm di động”.
Mỗi ngày, Bếp yêu thương- Foodbankvietnam.com hoạt động từ 10 giờ, cơm được xếp lên thùng hàng, theo chân các tình nguyện viên đi khắp thành phố, tìm đến tận nơi những người gặp khó để mời họ một bữa ăn ngon.
Mô hình “Tủ lạnh cộng đồng” được Foodbankvietnam.com phát triển đặt trên vỉa hè các quán cà phê, nhà hàng hay một khu vực nào đó đảm bảo đủ nguồn điện, an ninh tốt để giữ cho thực phẩm tươi sạch. Người cần thực phẩm có thể đến lấy, người muốn trao thực phẩm cũng có thể gửi tại đây. Mô hình được xem như một ngân hàng thực phẩm mini do cộng đồng tự quản. giải pháp thiết thực giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn mau chóng vượt qua mùa dịch.
Jolie Nguyen, Director of Strategic & Development
+84 963 37 60 37 | jolie.fbvn@gmail.com